Tham khảo thông tin hữu ích Giáo dục Montessori thời kỳ nhạy cảm của trẻ. Cách dạy con khoa học, chăm con đúng cách theo độ tuổi.
Chăm dạy con theo các giai đoạn nhạy cảm từ 0 – 6 tuổi
Trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ từ 0-6 tuổi. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chia ra thành các giai đoạn lồng ghép. Mỗi giai đoạn hỗ trợ tốt nhất cho các mặt phát triển của bé.

Trẻ nhạy cảm về ngôn ngữ
Giai đoạn nhạy cảm đối với ngôn ngữ của trẻ xuất hiện khá sớm từ 0-6 tuổi. Đó là khi trẻ bắt đầu nhận thức được hình dạng miệng và ngọng nghịu nói theo người lớn. Điều này chứng tỏ khả năng ngôn ngữ đã bắt đầu bộc lộ ở trẻ
Bởi vậy nên khi trẻ mới ra đời, cha mẹ cũng phải thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Nói và kể chuyện cho trẻ nghe. Thúc đẩy năng lực biểu đạt của trẻ bằng cách đặt câu hỏi. Bước khởi đầu tốt sẽ tạo cơ sở vững chắc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ sau này.
Giai đoạn phát triển nhận thức và cảm giác
Những giác quan của trẻ được hình thành cả từ lúc chưa sinh ra. Đặc biệt là thính giác, thị giác , vị giác và xúc giác.
Từ 0 đến 3 tuổi, nhờ nhận thức mà trẻ có thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. Sau 3 tuổi, trẻ không chỉ nhận thức mà còn phân tích thông tin. Tính hiếu kì của trẻ cũng phát huy mạnh trong giai đoạn này.
Để trẻ tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, cha mẹ có thể hỗ trợ và hướng dẫn. Giúp trẻ sử dụng các giác quan để xác định rõ hình ảnh, âm thanh. Nhất là nhận thức về cuộc sống.
Giai đoạn trẻ cần hoạt động và phát triển cơ thể
Giai đoạn 0-6 tuổi còn là thời gian cần thiết để trẻ phát triển cơ thể. Chúng ta không hề khó hiểu khi trẻ ở độ tuổi này thường hiếu động và nghịch ngợm. Cha mẹ cần quan tâm và tạo cho trẻ những điều kiện tốt nhất cần cho sự vận động hợp lý.
Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý rèn luyện cho bé động tác phối hợp giữa tay chân và mắt. Điều này sẽ giúp não trái và não phải phát triển cân bằng. Từ đó thúc đẩy sự phát triển đồng đều về sức khỏe lẫn trí lực.

Trẻ nhạy cảm đối với những quy phạm xã hội
Trẻ khoảng hai tuổi rưỡi đã bắt đầu nảy sinh cảm xúc đơn thuần nhất. Trẻ tuổi này cần được giao lưu kết bạn. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè trang lứa. Hay tham gia hoạt động giao lưu cộng đồng, nhóm bạn và hoạt động tập thể.
Đây cũng là lúc tốt nhất để giáo dục trẻ làm quen với các quy phạm xã hội. Hình thành những thói quen tốt như lễ phép, chào hỏi, phép tắc sinh hoạt…
Dạy trẻ tập viết trong giai đoạn nhạy cảm
Từ 3 tuổi rưỡi là giai đoạn trẻ sẽ cảm thấy hứng thú với việc viết vẽ. Cha mẹ không nên cấm đoán mà phải tạo điều kiện để trẻ sáng tạo. Chúng ta nên cố gắng đáp ứng mong muốn và sở thích của trẻ.
Giai đoạn cần cho trẻ phát triển khả năng đọc
Khả năng đọc ở trẻ thường xuất hiện muộn hơn so với khả năng ngôn ngữ hay vận động. Bởi vậy đây chính là lý do cha mẹ không nên ép trẻ học chữ quá sớm. Như vậy là trái với khả năng tự nhiên.
Khi phát triển khả năng đọc cũng đồng thời với quá trình rèn luyện các khả năng khác. Lúc này, bậc phụ huynh có thể hỗ trợ bằng cách chọn cho trẻ những cuốn sách thích hợp. Hơn nữa trẻ nên có môi trường đọc thật tốt. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen yêu thích việc đọc sách.
Lời kết
Mỗi một giai đoạn nhạy cảm trên đều là bước ngoặt trong hành trình nuôi dạy con của cha mẹ. Vì chúng chỉ diễn ra một lần và mang lại kết quả vĩnh viễn. Chúng ta cần có sự trân trọng và hỗ trợ các bé tạo cơ sở vững chắc cho sự trưởng thành sau này.
Cha mẹ có thể tham khảo:
Phương pháp giáo dục Montessori là gì?
BLOG CHIA SẺ KIẾN THỨC CHĂM TRẺ KHOA HỌC
Dịch vụ trông trẻ theo giờ, bảo mẫu giữ trẻ tại nhà Tphcm
Tham khảo thông tin Dịch vụ trông trẻ theo giờ, bảo mẫu giữ trẻ tại nhà Tphcm. Thuê người giữ [...]
Dịch vụ trông giữ trẻ tại nhà theo phương pháp khoa học
Tìm người giữ trẻ luôn là một chủ đề HOT trên các diễn đàn cha mẹ. Bạn sẽ nhờ cậy [...]
Dịch vụ trông giữ trẻ cuối tuần, bảo mẫu giữ trẻ thứ 7 chủ nhật
Cuộc sống ngày càng bận rộn khiến quỹ thời gian của chúng ta bị thu hẹp. Không phải ai cũng [...]
Tại sao môi trường lại quan trọng trong sự phát triển của trẻ?
Môi trường là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Nó cung cấp cho [...]
Hình Ảnh Hoạt Động – Giữ trẻ tại nhà Annateca
[...]
10 bí quyết để giúp bạn chơi với em bé 1 tuổi
1. Hãy cố gắng để bạn và em bé có thời gian chơi cùng nhau mỗi ngày. 2. Hãy tạo [...]